Đặc điểm sinh học Nghêu

Vùng sinh sống

Nghêu thích sống ở bãi triều trên vùng biển cạn. Chất đáy nơi nghêu phân bố là cát pha bùn (tỷ lệ cát thích hợp là 60 - 70%) hay sống vùi trong đáy cát bùn của vùng triều, chủ yếu ở giải triều giữa và dưới triều, có thể gặp ở độ sâu 4m. Trong tự nhiên chưa gặp loài này ở vùng đáy bùn, đáy rắn chắc.[2]

Chế độ dinh dưỡng

Nghêu là động vật ăn lọc, không có khả năng chủ động săn mồi và chọn lọc thức ăn, 90% thức ăn là mùnhữu cơ, còn lại là sinh vật phù du-chủ yếu là tảo silic, tảo giáp, tảo lam, tảo lụctảo kim. Nghêu ăn và tăng trưởng mạnh từ tháng thứ hai đến tháng thứ năm. Mưa lũ làm giảm độ mặn, khiến nghêu ít ăn và chậm lớn. Các tháng mùa mưa lũ và sau mùa lũ có độ muối nhạt, chúng phải ngậm vỏ, không ăn một thời gian dài trong ngày, độ no thấp.[3][4]

Trong ống tiêu hoá của nghêu thấy: mùn bã hữu cơ 75-90%, còn lại là sinh vật phù du chủ yếu là tảo Silic phù du: Bacillariopyceae (90-95%), tảo giáp Dinophyceae (3,3-6,6%), tảo lam, tảo lục, tảo kim mỗi loại từ 0,8-1,0%.[2]

Sinh trưởng

Nghêu sinh trưởng theo mùa, đặc biệt là vào mùa mưa, chất hữu cơ từ các cửa sông đổ ra nhiều, nghêu mau lớn, sinh trưởng nhanh. Nghêu là loài phân tính đực cái riêng, chưa gặp hiện tượng lưỡng tính. Khi tuyến sinh dục thành thục, nó căng lên như hai múi bưởi, màu nâu nhạt. Số trứng trong noãn sào con cái 3.168.000 - 8.650.000, trung bình 5.362.000 trứng trong một cá thể.[2]

Đây là loài sinh sản quanh năm, nhưng tập trung vào tháng 1 đến tháng 2 và tháng 7 đến tháng 8. Tỷ lệ đực cái trung bình 1:1, 5. Một con nghêu cái có thể đẻ hàng triệu trứng một lần. Đẻ trung bình 5 triệu trứng/cá thể.[4] Ấu trùng nghêu sống trôi nổi trong nước một thời gian thì hình thành vỏ rồi chìm xuống đáy. Con non sẽ rúc xuống lớp bùn cát khoảng 1 cm.[5]

Nghêu "cám" bé bằng nửa hạt gạo, vỏ mỏng, dẹp, nặng 0,04-0,07 g (15.000-25.000 con/kg) vùi sâu xuống cát khoảng 1 cm, lên kiếm ăn theo thủy triều và thường bị sóng cuốn và dòng triều đưa đi tương đối xa, có khi dạt lên cao, bị phơi khô mà chết. Sau khoảng hơn 1 tháng, nghêu cám lớn thành nghêu giống, nặng 0,16-0,20 g (5.000-6.000 con/kg), vỏ đã tương đối cứng, có thể đem ươm ở các bãi.[3]

Khi nghêu tăng trưởng, khối lượng thịt tăng chậm hơn so với vỏ. Cứ 100 kg nghêu cỡ 35–37 mm (45-50 con/kg), ta thu được 7,7-8,3 kg thịt; nhưng với 100 kg nghêu to cỡ 49–50 mm (19-21 con/kg) thì chỉ thu được 6,7-7,3 kg thịt.

Kỷ lục về tuổi thọ

Trong môi trường tự nhiên, loài nghêu có thể sống tới 450 năm, gấp 6 lần tuổi thọ của con người. Các nhà khoa học đã căn cứ vào số vòng trên nắp vỏ của chúng để xác định tuổi thọ.[5] Đã có phát hiện trường hợp một con nghêu ở ngoài khơi Iceland có tuổi thọ từ 405 đến 410 tuổi nhưng trong khi các tế bào chưa có dấu hiệu lão hóa.[5] Nó được đặt tên là Con nghêu nhà Minh (đặt tên này là vì nó được sinh ra trong thời gian nhà Minh đang trị vì tại Trung Quốc). Các nhà nghiên cứu cho biết căn cứ vào số lượng vòng trên vỏ, họ đã xác định được tuổi của con nghêu này. Trước đây kỷ lục Guinness cho một con vật sống lâu nhất thuộc về một con nghêu Bắc Băng Dương được tìm thấy năm 1982 có tuổi đời 220 năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghêu http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hang-nghin-ng... http://dantri.com.vn/c7/s7-218120/an-vem-ngao-nghe... http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/khoahoccn/k... http://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-mon-an-ngon-tu-ng... http://www.sgtt.com.vn/Huong-vi-que-nha/133719/Ngh... http://skhcn.baclieu.gov.vn/tinkhcnquocte/lists/po... http://www.dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/nghien-cu... http://www.dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/nghien-cu... http://sonongnghiep.hoabinh.gov.vn/index.php?optio...